Nhồi máu não chiếm khoảng 85% các trường hợp bị tai biến mạch não, là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Bệnh thường để lại di chứng nặng nề, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội. Vấn đề thời gian và cách thức xử lý đóng vai trò quyết định trong việc điều trị nhồi máu não.
1. Phương pháp điều trị nhồi máu não
Hiện nay, có 2 phương pháp để cấp cứu nhồi máu não là tiêm thuốc tiêu sợi huyết và lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học. Để thực hiện được hai biện pháp này người bệnh phải đến viện sớm trong “giờ vàng”, thời gian từ khi bị đột quỵ đến khi được tiêm thuốc tiêu sợi huyết là < 4,5 giờ kể từ khi khởi phát, thời gian để lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học là < 6 giờ kể từ khi khởi phát. Trước khi tiến hành biện pháp cấp cứu trên, cần chụp cắt lớp vi tính sọ não và mạch máu não cho người bệnh để xác định tình trạng não bị tổn thương và xác định vị trí mạch máu não bị tắc.
1.1 Tiêm thuốc tiêu sợi huyết
Tiêm thuốc tiêu sợi huyết được thực hiện bằng cách luồn ống thông theo đường động mạch vào vị trí huyết khối rồi bơm thuốc tiêu sợi huyết và/hoặc lấy cục huyết khối ra khỏi mạch máu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, điều trị tiêu sợi huyết đường động mạch làm tăng tỉ lệ hồi phục lâm sàng trong nhồi máu não cấp.
• Thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch: Chỉ định khi bệnh nhân đến sớm < 4.5 tiếng sau khởi phát. Thuốc thường dùng là Alteplase (rtPA).
• Thuốc tiêu sợi huyết đường động mạch: Chỉ định trong khoảng thời gian < 6 tiếng với hệ cảnh trong hoặc < 12 tiếng với hệ động mạch thân nền. Thuốc được bơm vào trước – trong – sau cục huyết khối qua vi ống thông được luồn tới đoạn huyết khối.
1.2 Lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học
Lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học
Lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học: Là sử dụng các dụng cụ chuyên biệt để kéo cục máu đông ra khỏi cơ thể, từ đó lập lại dòng chảy. Các loại dụng cụ đang được sử dụng bao gồm:
• Hệ thống hút huyết khối: Penumbra
• Dụng cụ kéo huyết khối: Merci
• Dụng cụ mở lại dòng chảy và kéo huyết khối: Solitaire
Điều cốt lõi vẫn là điều trị nguyên nhân gây ra bệnh để tránh tái phát. Thông thường, nguyên nhân chính thường gặp các bệnh lý tim mạch như hẹp – hở van tim; các bệnh lý cần sử dụng nhiều thuốc kháng đông, làm giảm nguy cơ nhồi máu não nhưng lại làm tăng nguy cơ xuất huyết não.
2. Chỉ định điều trị
• Tắc mạch máu não cấp đến sớm trước 6 tiếng với tắc hệ mạch cảnh trong và 8 tiếng với tắc hệ đốt sống thân nền tính từ khi có triệu chứng, thậm chí 12 tiếng với hệ thân nền tùy theo mức độ tổn thương lâm sàng và hình ảnh.
• Dấu hiệu thần kinh khu trú mức độ nặng (NIHSS ≥8) hoặc vùng thiếu máu rộng
• Trên phim chụp mạch có phát hiện tắc mạch
• Tắc mạch não cấp đến sớm trước 3 tiếng (chống chỉ định dùng tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch).
3. Chống chỉ định điều trị
• Huyết áp tâm trương cao >185mmHg hoặc tâm thu >105mmHg (nếu không đáp ứng với thuốc chẹn Beta)
• Dấu hiệu thần kinh liệt nhẹ (NIHSS < 5) • Chảy máu nội sọ. • Diện nhồi máu não rộng (>1/3 diện cấp máu động mạch não giữa)
• Giảm tỷ trọng rõ trên hình ảnh cắt lớp vi tính
• Không có vùng tranh tối – sáng trên hình ảnh
• Mới có cuộc phẫu thuật lớn trong khoảng 2 tuần
• Có chảy máu mà chưa được điều trị triệt để như phình mạch não vỡ.
Chống chỉ định tương đối với bệnh nhân dị ứng với thuốc cản quang và suy thận.
4. Theo dõi sau điều trị nhồi máu não
• Chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ nhằm đánh giá tiến triển và tìm biến chứng chảy máu.
• Chụp mạch cộng hưởng từ nhằm đánh giá tái lưu thông của dòng chảy.
5. Phòng ngừa tái phát nhồi máu não
Chóng mặt, đau đầu có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ
• Điều trị các nguyên nhân có nguy cơ cao gây ra nhồi máu não như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, rối loạn lipid máu.
• Thực hiện chế độ giảm chất béo, giảm mặn (THA), giảm tinh bột, đường (ĐTĐ), ăn nhiều rau xanh, thể thao mỗi ngày 30 phút, ngưng thuốc lá, rượu bia, tránh béo phì.
• Tái khám định kỳ và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ
• Nhập viện ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ.