Thuốc tan huyết khối (tiêu sợi huyết) là điều trị nền tảng và không thể thiếu nếu người bệnh đến kịp lúc trong 4-5 giờ đầu tiên (tốt nhất trong 3giờ đầu tiên). Tuy nhiên phương pháp này chỉ tái thông được 20-25% các mạch máu lớn. Trong trường hợp với tắc các mạch máu nhỏ thì hiệu quả cao hơn.”
Can thiệp nội mạch nhằm tái thông mạch máu tắc nhanh nhất có thể được triển khai khoảng 15 năm nay. Trong giai đoạn đầu, các phương pháp này cho hiệu quả tái thông không thật sự cao (chỉ tầm 50% tái thông thành công và thường không hoàn toàn) và nguy cơ chảy máu não khá cao (10-20%) nên vai trò của các phương pháp này chưa rõ ràng. Chỉ đến khoảng 2-3 năm gần đây, các dụng cụ can thiệp và kỹ thuật can thiệp ngày càng được hoàn thiện dần, và cho tỷ lệ tái thông hoàn toàn cao hơn lên đến 70-80%, nguy cơ tai biến xuất huyết thấp hơn 5-10%, thì vai trò của can thiệp tái thông trong điều trị nhóm bệnh lý này mới được chứng minh rõ ràng và được khuyến cáo nên áp dụng cho các người bệnh trên toàn thế giới.
Về cơ bản có 2 nhóm kỹ thuật can thiệp tái thông mạch não là hút huyết khối áp lực âm bằng ống thông lớn, và rút huyết khối bằng dụng cụ dạng stent (stent-retrivers). Khi sử dụng riêng lẻ, mỗi phương pháp này cho kết quả tái thông tốt trong khoảng 70% các trường hợp. Tuy nhiên khi sử dụng kết hợp cả 2 phương pháp đúng cách, thì hơn 95% các trường hợp tắc các mạch máu lớn trong não có thể tái thông thành công với nguy cơ không quá cao. Trên thế giới gọi phương pháp kết hợp này là kỹ thuật kết hợp hút và rút (kéo) huyết khối
Để có được sự phối hợp đồng bộ và rất nhanh chóng trong điều trị đột quỵ từ các chuyên khoa Cấp cứu, Chẩn đoán hình ảnh, Nội thần kinh, Đơn vị đột quỵ và Can thiệp mạch não_Ngoại thần kinh. Lực lượng trực đêm của BV cũng đảm bảo giải quyết được các trường hợp đột quỵ trong đêm. Hiện tại khi người bệnh đột quỵ được phát hiện, thì hệ thống báo động được khởi động khẩn cấp. Trung bình những người bệnh này sẽ được tiếp cận chẩn đoán-điều trị ngay trong vòng 15 – 30phút”.